Tăng nguồn nguyên liệu trong nước nhờ than đá nhập từ Lào về

Với dự báo nhu cầu sử dụng than tiếp tục tăng, giai đoạn 2030-2035 sẽ cần tới 139 triệu tấn, nước ta sẽ phải tính phương án nhập khẩu than để đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước. Hiện nay, giá than một số loại nhập khẩu từ Lào về đang thấp hơn giá than khai thác trong nước.

Riêng tại cửa khẩu Quốc tế La Lay tỉnh Quảng Trị, mỗi ngày hiện có khoảng vài ngàn tấn than đá được thông quan nhập khẩu vào nội địa. Đây là một tín hiệu tích cực bởi than nhập từ Lào về vừa tiết kiệm được chi phí, vừa góp phần bổ sung nguyên liệu cho nhu cầu sản xuất trong nước. 

Sau khi khai thác than đá từ mỏ than tại huyện Ka Lừm tỉnh Sê-Kông, mặt hàng này được trung chuyển đến cảng cạn tại khu vực sát cửa khẩu quốc tế La Lay thuộc huyện Đakrông tỉnh Quảng Trị tập kết, rồi tiếp tục bốc xếp lên phương tiện để làm thủ tục thông quan nhập khẩu vào Việt Nam như thế này.

Do than nhập khẩu tử Lào về có giá thành đang thấp hơn khoảng 20% than khai thác trong nước nên việc nhập khẩu có lợi cho cả 2 bên Việt Nam và Lào. Chỉ trong tháng 9 đầu năm 2022 tại cửa khẩu Quốc tế La Lay đã có hơn 3 ngàn phương tiện vận tải nhập cảnh, chủ yếu chở than đá từ Lào về Việt Nam. Tổng nguồn thu thuế các mặt hàng nhập khẩu tại cửa khẩu này từ đầu năm đến nay đạt gần 200 tỷ, trong đó than đá chiếm trên 60%, ước đạt gần 100 tỷ đồng. Có ngày cao điểm, thuế nhập khẩu từ than đá thu lên đến trên 1 tỷ đồng.

Dự báo nguồn than nước ta cần cho giai đoạn 2020-2035 lên tới 139 triệu tấn. Theo đó, nhà nước phải tính đến phương án nhập khẩu than. Việc nhập khẩu than từ Lào về Việt Nam không chỉ đang có giá thành tốt mà còn giúp bổ sung thêm nguồn nguyên liệu đầu vào cho các ngành sản xuất trong nước như năng lượng, xây dựng và cả phân bón…. Việc này mang lại lợi ích cho cả 2 phía Việt Nam và Lào. Theo đó, hoạt động xuất nhập khẩu than rất cần được tạo điều kiện và quan tâm đúng mức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo