Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) tuần trước đã công bố một báo cáo cảnh báo rằng tiêu thụ than toàn cầu sẽ tăng 0,7% vào năm 2022, ngang với kỷ lục được thiết lập vào năm 2013 nếu nền kinh tế Trung Quốc phục hồi như dự kiến trong nửa cuối năm. Thêm vào đó, nhu cầu than có thể sẽ tăng hơn nữa trong năm tới lên mức cao mới mọi thời đại, góp phần đáng kể vào sự gia tăng hàng năm lớn nhất từ trước đến nay về lượng khí thải CO2.
Trung tâm của sự gia tăng liên tục về nhu cầu về than chính là sự thiếu hụt khí đốt khi Liên minh châu Âu quyết định giảm sử dụng khí đốt của Nga trong khi Nga đáp trả bằng cách cắt giảm nguồn cung cấp cho lục địa này. Do đó, tiêu thụ than ở EU dự kiến sẽ tăng 7% vào năm 2022 theo IEA.
CNBC trích dẫn các nhà phân tích cho biết dù các nhà đầu tư đều đang được hưởng lợi từ giá năng lượng tăng cao, việc hạn chế lượng phát thải carbon lại đang gặp phải nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do các chính phủ đang phải tranh giành nguồn cung truyền thống với nhau trong bối cảnh chiến sự tại Ukraine và các lệnh cấm vận khiến thị trường năng lượng tắc nghẽn.
Thêm vào đó, do cắt giảm đầu tư vào các cơ sở cung cấp năng lượng chạy bằng than đá, nguồn cung sản phẩm này lại càng khan hiếm hơn nữa theo nhà phân tích cấp cao Peter O’Connor của Shaw and Partners. Khi mùa đông phương Bắc chuẩn bị xảy ra và giá khí đốt tại châu Âu tăng vọt chưa có dấu hiệu ngừng lại, các quốc gia đều quay trở lại với loại nhiên liệu hóa thạch này.
Theo các nhà phân tích hàng hóa của ANZ Research Daniel Hynes và Soni Kumari hôm cuối tuần trước, những lo ngại tồi tệ nhất của châu Âu đã thành hiện thực trong tuần này sau khi Nga cắt giảm dòng chảy qua đường ống Nord Stream xuống 20% công suất. Do khả năng nhập khẩu phụ tùng của châu Âu bị hạn chế, nên nước này có khả năng phải cạnh tranh gay gắt với nhau về các lô hàng LNG.
Tại một số quốc gia EU, để giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng, các nhà máy than dự kiến đóng cửa đang được kéo dài thời hạn hoạt động. Các nhà máy đã đóng cửa thì thậm chí còn được phép mở cửa trở lại hoặc nâng giới hạn giờ hoạt động để giảm tiêu thụ khí đốt.
Tuy nhiên kể cả khi chuyển đổi sang than đá, áp lực cũng không được loại bỏ hoàn toàn. Do cấm vận than của Nga – một nước xuất khẩu than lớn cho châu Âu nói chung và trên thế giới – mức giá của nguyên liệu này cũng đang tăng mạnh. Trên thực tế, giá than nhiệt điện được sử dụng để phát điện đã tăng khoảng 170% kể từ cuối năm 2021 và tăng mạnh sau khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine bắt đầu.
Hôm 27/7 vừa qua, Tập đoàn thép Nippon của Nhật Bản đã ký một thỏa thuận với công ty khai thác và thương mại khổng lồ Glencore để cung cấp than nhiệt. Mức giá được đưa ra là ở mức 375 USD / tấn, mức cao nhất mà một công ty Nhật Bản đã trả cho mặt hàng này theo hãng tin Bloomberg.
Ở một diễn biến khác, các loại than chính được giao dịch khác như than cốc – nguyên liệu sản xuất thép – lại đang giao dịch ở mức giá thấp hơn. Theo các chuyên gia, nguyên nhân cho việc này có thể tới từ nhiều yếu tố thị trường khác nhau như tăng trưởng kinh tế đang chậm lại tại Trung Quốc.