Than đá là loại nhiên liệu được sử dụng phổ biến trong sản xuất công nghiệp. Tùy theo đặc tính, tính chất của từng loại mà có thể chia thành loai than tốt, than xấu; than dễ cháy, khó cháy; có nhiệt lượng cao, nhiệt lượng thấp…
Thành phần hoá học cấu tạo nên than.
Trong than, các nguyên tố cấu thành bao gồm các thành phần sau:
1. Cacbon: Cacbon là thành phần cháy chủ yếu trong nhiên liệu rắn, nhiệt lượng phát ra khi cháy của 1 kg cacbon gọi là nhiệt trị của cacbon, khoảng 34.150 kj/kg. Vì vậy lượng cacbon trong nhiên liệu càng nhiều thì nhiệt trị của nhiên liệu càng cao. Tuổi hình thành nhiên liệu càng già thì thành phần cacbon càng cao, song khi ấy độ liên kết của than càng lớn nên than càng khó cháy.
2. Hydro: Hydro là thành phần cháy quan trọng của nhiên liệu rắn, khi cháy toả ra nhiệt lượng 144.500 kj/kg. Nhưng lượng hydro có trong thiên nhiên rất ít. Trong nhiên liệu lỏng, hydrô có nhiều hơn trong nhiên liệu rắn.
3. Lưu huỳnh: Lưu huỳnh là thành phần cháy trong nhiên liệu. Trong than, lưu huỳnh tồn tại dưới ba dạng: liên kết hữu cơ Shc, khoáng chất Sk, liên kết sunfat Ss. Lưu huỳnh hữu cơ và khoáng chất có thể tham gia quá trình cháy gọi là lưu huỳnh cháy Sc. Còn lưu huỳnh sunfat thường nằm dưới dạng CaSO4, MgSO4 , FeSO4 .., những liên kết này không tham gia quá trình cháy mà chuyển thành tro của nhiên liệu.
Lưu huỳnh nằm trong nhiên liệu rắn ít hơn trong nhiên liệu lỏng.
Nhiệt trị của lưu huỳnh bằng khoảng 1/3 nhiệt trị của cacbon. Khi cháy lưu huỳnh sẽ tạo ra khí SO2 hoặc SO3. Lúc gặp hơi nước SO3 dễ hoà tan tạo ra axit H2SO4 gây ăn mòn kim loại. Khí SO2 thải ra ngoài là khí độc nguy hiểm vì vậy lưu huỳnh là nguyên tố có hại của nhiên liệu.
4. Oxy và Nitơ: Oxy và Nitơ là những chất trơ trong nhiên liệu rắn và lỏng. Sự có mặt của oxy và nitơ làm giảm thành phần cháy của nhiên liệu làm cho nhiệt trị của nhiên liệu giảm xuống. Nhiên liệu càng non thì oxy càng nhiều. Khi đốt nhiên liệu, nitơ không tham gia quá trình cháy chuyển thành dạng tự do ở trong khói.
5. Tro, xỉ (A): Là thành phần còn lại sau khi nhiên liệu được cháy hết.
6. Độ ẩm (M): Là thành phần nước có trong nhiên liệu thường được bốc hơi vào giai đoạn đầu của quá trình cháy.
Như vậy, về thành phần hoá học của nhiên liệu thì ta có các thành phần sau: C, H, O, N, S, A, M và có thể được thể hiện bằng thành phần phần trăm
C+ H + O + N + S + A + M = 100%.
7. Thành phần cốc trong than (FC )
Chất rắn còn lại (đã trừ đi độ tro) của than sau khi bốc hết chất bốc thì được gọi là cốc của than. Cốc là thành phần chất cháy chủ yếu của than. Tính chất của cốc phụ thuộc vào tính chất của các mối liên hệ hữu cơ có trong các thành phần chaý. Nếu cốc ở dạng cục thì gọi là than thiêu kết ( than mỡ, than béo), nếu cốc ở dạng bột thì gọi là than không thiêu kết (than đá, than antraxit). Than có nhiều chất bốc thì cốc càng xồp, than càng có khả năng phản ứng cao. Cacbon không những dễ bị Oxy hoá mà còn dễ bị hoàn nguyên khí CO2 thành khí CO. Than gầy và Than Antrxit không cho cốc xốp khi cháy, cho nên chúng là loại than khó cháy. Tuỳ thuộc khả năng thiêu kết của than mà than có màu sắc khác nhau. Than không thiêu kết có màu xám, than ít thiêu kết có màu ánh kim loại.
Độ cứng của than phụ thuộc vào độ xốp của cốc, than càng xốp thì độ bền càng bé than càng dễ nghiền.
Trên đây là thông tin giải đáp thắc mắc về thành phần hóa học của than. Nếu bạn đang tìm một nhà cung cấp than đá giá rẻ, uy tín, chất lượng với nguồn hàng ổn định. Hãy liên hệ với chúng tôi bằng thông tin dưới đây để có được sự hỗ trợ tốt nhất!
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI SẢN XUẤT XUÂN KHÔI
Trụ sở chính: Số 3 Quốc 1A, Khu phố 1, Phường Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức
Hotline: 0911.89.39.38 (Anh Kỳ)
Email: thanda.xuankhoi@gmail.com
Website: thandagiare.vn